KINH NGHIỆM THI CÔNG ĐỔ BÊ TÔNG MÓNG VÀ CỘT

KINH NGHIỆM THI CÔNG ĐỔ BÊ TÔNG MÓNG VÀ CỘT

 

Bê tông thi công móng phải được trộn nghiêm túc, đúng quy phạm. Rửa đá, sỏi và sàng cát cho đúng cỡ hạt nhằm loại bỏ đất rác có trong cát làm kết cấu bê tông được tốt hơn. Lưới thép móng phải được đặt theo đúng phương do bản vẽ cốt thép móng quy định tránh trường hợp thợ đặt theo kinh nghiệm. Nên nhớ là kết cấu mỗi công trình một khác, nếu bạn coi thường có thể dẫn đến tình trạng đặt sai phương chịu lực của thép, giảm tác dụng của cả hệ kết cấu.
 
Đổ bê tông móng cột
 
- Móng cột thường ở dưới các hố độc lập. Nguy cơ dễ phạm phải là nóng hay bị rỗ ở sát chân bậc thang của móng. Nên đắp một ít bê tông dẻo vài cạnh dưới của cốp pha để nước xi măng không chảy mất. Không đổ bê tông ở mặt của bậc thang dưới ngay từ đầu vì khi đổ bậc trên, bê tông sẽ chảy xuống bậc dưới. Sau khi đổ xong cần sửa sang lại các bậc. Dùng bàn xoa gỗ đập và xoa phẳng mặt bê tông.
 
- Nếu chiều sâu bố móng dưới 3m, có thể dùng máng nghiêng để đổ bê tông. Chú ý đầu của máng không được tỳ trực tiếp vào hệ ván khuôn móng. Đổ theo lớp ngang với chiều dày mỗi lớp từ 20 đến 30cm. Để đảm bảo sự liên kết giữa các lớp bê tông, phải đổ sao cho lớp trên chồng lên lớp dưới nước khi lớp dưới bắt đầu đông kết. 
 
Đổ bê tông móng băng
 
- Mặt cắt của bê tông có dạng hình thang, mái dốc nhỏ, không cần phải ghép cốp pha mặt trên mà chỉ cần ghép hai bên thành. Có thể dùng đầm bàn kết hợp với bàn xoa để thi công Trộn bê tông tương đối khô vì đầm dễ bị chảy. Nên dùng cữ gỗ đóng theo hình dạng của móng để kiểm tra. Đổ bê tông móng theo nguyên tắc đổ ở vị trí xa trước, phía gần sau. Nên bắc sàn công tác ngang qua hố móng để không đứng trực tiếp trên thành cốp pha hoặc cốt phép gây sai lạc vị trí.
 
Đổ bê tông cột
 
- Cột là cấu kiện theo phương thẳng đứng làm việc chịu nến để truyền tải trọng xuống móng cột. Thời điểm thích hợp để thi công cột là khi bê tông móng cột đông cứng đủ để chịu tải. Trước khi đổ bê tông cột, phải làm sạch phần bê tông ở giữa cốt thép, tưới nước rủa kỹ, sau đó dội nước xi măng pha loãng để hai phần bê tông cũ mới dễ liên kết với nhau. Các cột sát tường nhà bên cạnh, nếu chèn tấm cốp pha vào giữa khe cột và tường nhà bên sau này sẽ khó tháo dỡ. Bạn khắc phục bằng cách chèn tấm xốp vào thay cho vị trí tấm cốp pha đó, sau khi đổ xong, có thể bỏ luôn không cần tháo dỡ.
 
- Đổ bê tông cột có ít cốt thép, cần chú ý bảo đảm cốt thép không bị xoắn và uốn cong. Đổ bê tông cột dày cốt thép, cần chú ý đầm chọc kỹ ở các góc cạnh và gõ thành ngoài cốp pha, để bê tông không bị rỗ ở lớp bảo vệ. Chú ý để các đầu thép chờ từ móng cột phải định vị đúng vị trí thép dọc của cột. Thép đai cột không cần phải giống nhau suốt chiều cao cột, cần tăng số lượng đai gấp đôi ở vị trí nối chồng thép (thường ở chân cột). Quy phạm xây dựng không cho phép việc đổ bê tông rơi tự do cao quá 3m để tránh hiện tượng phân tầng. Với độ cao trút vữa trên 2m, phải dùng máng nghiêng. Nếu phải đổ bê tông ở độ cao từ 5 đến 10m, phải dùng ống vòi voi. Trong trường hợp cột cao trên 4m, nhất thiết phải tuân thủ việc mở cửa nhỏ trên thân cột ở độ cao 2m, khoảng giữa cột làm cửa trút vữa bê tông. Chiều dày mỗi lớp đổ không vượt quá 30cm. Dùng đầm chày để đầm bê tông. Có thể dùng vồ gõ ngoài cốp pha cho nước xi măng ra đến mặt ngoài bê tông hoặc gắn đầm cạnh vào để đầm. Khi đổ bê tông đã cao lên tới miệng cửa nhỏ, mới đóng kín cửa lại bằng một tấm ván cửa đã được gia công từ trước. Sau khi đổ được lưng chừng cột, cân thả đầm vào để đầm làm việc, cho đến khi thấy nước xi măng rỉ ra từ các kẽ hộp cột.
 
- Đổ bê tông, đầm xong cần chỉnh lại vị trí cốt thép cho đúng vị trí (theo tim cột) vì quá trình đầm thường gây xo lệch, bị lệch tim, thường gây mất thời gian và phức tạp trong công đoạn chỉnh sửa sau này, khi bê tông đã ninh kết.
 
Khắc phục hiện tượng phân tầng
 
- Nói chung trên thực tế người ta thường làm hộp cột không có cửa mở trên thân cột. Khi đó vữa bê tông trút xuống từ trên miệng cột, rơi tự do xuống đáy cột khó tránh khỏi hiện tượng phân tầng. Các cốt liệu nặng như đá, sỏi chìm xuống dưới, khiến chân cột đầy đá, ít vữa xi măng cát. Có thể khắc phục hiện tượng này bằng cách sau khi ghép hộp cột vào, đổ vài xô vữa xi măng cát cuống trước rồi mới đổ vữa bê tông bình thường. Lớp vữa xi măng cát này có tỷ lệ xi măng/cát là ½ hoặc 1/3.
 
- Chú ý không để hố móng ngập nước trong lúc đổ bê tông móng. Nhiều đội thợ đổ bê tông trộn khô xuống hố móng ngập nước. Đó là một biện pháp thi công hết sức ẩu, làm bê tông kém phẩm chất vì xi măng không được ngập nước, trương nở và trộn đầu, làm tính liên kết của vữa xi măng sút giảm nghiêm trọng, đặc biệt là phần móng lại cần mác bê tông cao. Cần yêu cầu thợ thi công rút hết nước hố móng và đổ bê tông đã trộn nước xuống hố móng theo đúng quy phạm.
 
KHI ĐỔ BÊ TÔNG MÓNG VÀ CỘT, DO KHỐI LƯỢNG BÊ TÔNG LỚN NÊN THƯỜNG GẶP PHẢI SỤ CỐ NHƯ RỖ MẶT HAY PHÂN TẦNG, CẦN CHÚ Ý THỰC HIỆN ĐÚNG QUY TRÌNH ĐỂ TRANH TỐI ĐA NHỮNG SỰ CỐ ĐÃ ĐƯỢC BẢO TRƯỚC.

COPY BY HỒNG APPOLLO.

KHO GẠCH MEN GIÁ RẺ Gọi điện KHO GẠCH MEN GIÁ RẺ SMS KHO GẠCH MEN GIÁ RẺChỉ đường